VNR Content
Pearl
Phần 4: Tai ương ập đến
(Phần 1) (Phần 2) (Phần 3) (Phần 4)
Dù 2007 là năm đỉnh cao của Nokia khi mà số lượng điện thoại bán ra của công ty đã chiếm đến gần một nửa của tổng số điện thoại bán ra trên toàn cầu, đây cũng là khởi đầu của quá trình đi xuống của mảng di động. Nội bộ công ty lúc bấy giờ đang trải qua một quá trình tái tổ chức lớn khởi xướng bởi Jorma Ollila vào năm 2004 nhằm làm mới đường hướng kinh doanh của Nokia, nhưng lại không mang lại hiệu ứng tích cực.
Ollila tổ chức công ty thành một thứ gọi là một “cấu trúc ma trận”, về cơ bản có nghĩa là chia Nokia thành 4 mảng kinh doanh chính - điện thoại di động, mạng, đa phương tiện, và giải pháp doanh nghiệp - cùng chia sẻ những nguồn tài nguyên của tập đoàn và hỗ trợ nhau trong việc phát triển các dòng sản phẩm. Mô hình này lẽ ra phải làm công ty trở nên vững chắc hơn, nhưng thay vào đó lại khiến nhiều cái tên có tầm ảnh hưởng dứt áo ra đi và làm nổ ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các lãnh đạo của các bộ phận mới thành lập nhằm giành giật tài nguyên về mình. Tuy nhiên, sự hỗn loạn đó chưa thể hiện rõ ở thời điểm này, và Nokia vẫn bán được chiếc điện thoại thứ một tỷ của họ vào năm 2005, sau đó chiếm lấy 50% thị phần toàn cầu vào năm 2007.
Đợt tái tổ chức vào năm 2004 đã khiến Olli-Pekka Kallasvuo rời bỏ vị trí CFO để chuyển sang bộ phận Điện thoại Di động mới thành lập, Anssi Vanjoki lãnh đạo bộ phận Đa phương tiện, và bộ phận giải pháp doanh nghiệp nằm dưới tay Mary McDowell, người trước đó làm việc tại HP và Compaq. Bộ phận hỗ trợ được dẫn dắt bởi Pertti Korhonen, Alla-Pietila, và Matii Alahuhta.
Đến cuối năm đó, Alahuhta quyết định rời công ty và trở thành CEO của Kone Corporation. Sari Baldauf nhanh chóng theo chân, bởi bà nghĩ đã đến lúc chuyển hướng sau 22 năm tại vị. Sau đó, nhiều thông tin xuất hiện cho biết J.T. Bergqvist, giám đốc mảng mạng của Nokia, cũng ra đi.
Ollila tìm cách đưa Alla-Pietila, lúc bấy giờ đang là COO, lên vị trí CEO - nhưng vào năm 2005, cả hai đều công bố sẽ rời chức vụ hiện tại, riêng Pietila thì dứt áo ra đi. Nội bộ Nokia rơi vào cảnh hỗn loạn khi các bộ phận kinh doanh không liên kết được với nhau, dẫn đến hàng loạt sản phẩm được phát triển không theo một định hướng nào, đòi hỏi những tiêu chí mâu thuẫn nhau, gây ra tình trạng phân mảnh phần mềm ngày càng trở nên khó xử lý qua từng năm.
Đối mặt với sự tăng vọt về chi phí nghiên cứu và phát triển, Ollila đặt ra định mức chi tiêu ở 10% tổng thu nhập của công ty. Điều này càng làm nghiêm trọng hơn những vấn đề về phần mềm khi mà trọng tâm đổ dồn về mảng phần cứng và nhiều tính năng phần mềm phải bị lược bỏ để đáp ứng được kế hoạch ra mắt sản phẩm ngày một gấp gáp hơn.
Năm 2006, Kallasvuo lên nắm giữ vị trí CEO của Nokia, ngay một trong những thời khắc quan trọng trong lịch sử công ty. Một năm sau đó, ông công bố công ty sẽ thực hiện một cuộc tái cơ cấu nữa nhằm cân đối các mảng kinh doanh với tầm nhìn chiến lược xoay quanh việc tích hợp chặt hơn nữa các sản phẩm điện thoại, phần mềm, và dịch vụ của công ty. Đợt tái cơ cấu này đã dẫn đến việc thành lập bộ phận “Thiết bị và Dịch vụ” do Kai Oistamo, Niklas Savander, và Anssi Vanjoki đứng đầu, trong khi bộ phận mạng vẫn nằm biệt lập và hầu như không thay đổi so với trước.
Mặc cho có cấu trúc mới, hoạt động kinh doanh của Nokia vẫn đi theo lối mòn trước đây, thường xuyên rơi vào tình trạng “nghẽn cổ chai” khiến các sản phẩm được ra mắt thường đi kèm với khá nhiều tính năng chưa hoàn thiện. Nhưng thế giới di động sắp sửa trải qua một bước ngoặt lớn, và Nokia đang tụt dần về sau. Chiếc iPhone đầu tiên được giới thiệu tại Macworld vào năm 2007 đã tạo nên một làn sóng xu hướng mới dù có nhiều hạn chế như không có GPS và kết nối 3G, hay không thể quay phim. Màn hình cảm ứng đa điểm cỡ lớn và thiết kế đơn giản hoá đã khiến những chiếc điện thoại của Nokia trông lỗi thời, cục mịch, và kém thân thiện với người dùng hơn nhiều.
Nokia không phải là hãng duy nhất ngó lơ iPhone khi nó lần đầu ra mắt. Steve Ballmer, CEO Microsoft thời đó, cũng đưa ra nhiều bình luận về giá cả và sức hút của iPhone đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, và ông chẳng hề đúng dù chỉ một câu. Google lúc đó đã phát triển Android được hai năm nhằm đối đầu với Windows Mobile của Microsoft, nhưng không như Nokia và Microsoft, họ nhận thấy mối đe doạ và ngay lập tức thay đổi những ưu tiên để tìm kiếm lối đi mới vào thị trường di động.
Kallasvuo không hề nhận ra vấn đề cho đến năm 2008, khi ông có một cuộc gặp với CEO Apple Steve Jobs. Jobs nói với ông rằng Nokia không phải là đối thủ của Apple, bởi nó không phải là một nền tảng, còn Microsoft thì phải. Đến lúc đó, Kallasvuo mới nhận ra rằng việc Nokia tập trung mạnh vào phần cứng là một sai lầm.
Tháng 5/2008, Nokia giới thiệu E71, một chiếc điện thoại định hướng doanh nghiệp với doanh số khác tốt bởi các chức năng email, lịch, và nhắn tin của nó, cùng thiết kế thanh mảnh và thời lượng pin tốt. Nó thường được so sánh với các điện thoại của BlackBerry bởi thiết kế có phần tương tự, nhưng được xem là một trong những chiếc điện thoại tốt nhất ra mắt năm đó.
Vào tháng 12, công ty công bố Nokia N97, một nỗ lực mới nhằm mang lại cho người tiêu dùng một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng chạy Symbian OS. Thiết kế của nó gợi nhắc lại series Communicator, bởi N97 khá cồng kềnh, với màn hình lớn 3.5-inch, 640 x 360. Nokia ngoan cố sử dụng màn hình cảm ứng điện trở vốn đòi hỏi bạn phải nhấn mạnh xuống màn hình với ngón tay và bút stylus, kết quả là N97 mang lại một trải nghiệm tương đối tệ hại so với các điện thoại màn hình cảm ứng điện dung.
Khi trượt màn hình N97 lên trên ở chế độ nằm ngang sẽ làm lộ ra một bàn phím QWERTY và màn hình nghiêng một góc 45 độ, nhưng cơ chế trượt này có phần không thoải mái khi sử dụng bởi nó đòi hỏi người dùng phải hơi mạnh tay, gõ trên bàn phím bé tí kia cũng là một trải nghiệm…kinh hoàng.
Nhược điểm của N97 chưa dừng ở đó - phần mềm S60 thế hệ 5 của nó có giao diện không nhất quán, và dù là một hệ điều hành ngốn RAM, Nokia chỉ trang bị cho N97 đúng 128 MB RAM, rõ ràng là không hề đủ. Chưa hết, người dùng chỉ có thể cài ứng dụng vào phân vùng root, vốn chỉ trống 50 MB, trong khi bộ nhớ trong lại lên đến 32 GB nhưng chỉ để chứa các tập tin media. Camera trước và sau hầu như không đổi so với N95, và thời lượng pin dừng ở mức tạm được với viên pin 1.500 mAh có thể thay được.
Theo đánh giá của các reviewer thời điểm đó, thiết bị này còn có khá nhiều điểm đáng chú ý. Màn hình máy xem tốt dưới hầu hết mọi điều kiện ánh sáng, bản lề chắc chắn, và bộ nhớ flash 32 GB là hơn cả đủ cho các tập tin media. Màn hình chính hỗ trợ widget động, và bạn có thể tuỳ biến bố cục của nó theo ý thích. Trình duyệt web hỗ trợ cuộn kinetic, trải nghiệm bản đồ tuyệt vời, và bộ ứng dụng đi kèm có gần như mọi ứng dụng mà bạn có thể cần đến. Nếu không có, bạn có thể tìm chúng trên Ovi Store.
Với giá 700 USD (890 USD ngày nay), Nokia đã bán được hơn 2 triệu chiếc N97 tính đến cuối năm 2009, cũng là lúc họ ra mắt N97 mini, một thiết bị chất lượng cao với kích cỡ nhỏ gọn hơn và cải thiện nhiều vấn đề mà người anh em cồng kềnh hơn gặp phải. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, những chiếc điện thoại Android đầu tiên, điện thoại BlackBerry, và iPhone của Apple đang bắt chạy như tôm tươi, phần nào gây tác động đến sự thống trị của Nokia.
Lúc bấy giờ, ai cũng nhận ra rằng Nokia buộc phải từ bỏ Symbian bởi họ đang tụt hậu trên thị trường smartphone. Thật vậy, vào năm 2002, Anssi Vanjoki đã bắt đầu tìm cách xây dựng một hệ điều hành nền Linux thay thế cho Symbian, tên mã OSSO. Dự án này do Ari Jaaksi dẫn dắt và ban đầu được dành cho một chiếc smartphone màn hình cảm ứng, nhưng toàn bộ nỗ lực đó đã bị chặn đứng ngay trong nội bộ công ty và bị từ chối khi nó chứng minh được rằng mình tốt hơn Symbian.
OSSO cuối cùng được mang lên chiếc Nokia 770 Internet Tablet vào năm 2005, nhưng sản phẩm này là một thất bại về thương mại và không được chú ý nhiều vào thời điểm đó.
Năm 2007, OSSO đổi tên thành Maemo, và sự thù ghét dành cho nó trong nội bộ công ty vẫn chưa ngừng lại. Một trong những lý do chính dẫn đến điều đó là một số lãnh đạo miễn cưỡng hỗ trợ cho các dự án khởi xướng bởi Vanjoki, và một lý do khác là chuyển từ Symbian sang Maemo sẽ gây ra khá nhiều phiền phức cho người dùng lẫn các nhà phát triển.
Cuối năm đó, Nokia tung ra N800 Internet Tablet với phần cứng không khác là bao so với những chiếc điện thoại N-series. Nó được xem là một thiết bị tương đối thú vị, nhưng trong mắt các reviewer và các khách hàng tiềm năng thì N800 cũng chỉ là một chiếc điện thoại Nokia phóng lớn. Màn hình 4.1-inch của máy có độ phân giải khá cao, 800 x 480 px, và Nokia trang bị cho nó một webcam xoay kiểu pop-up. Trình duyệt web Opera và ứng dụng email mặc định đều dễ sử dụng.
Bộ nhớ trong của N800 chỉ vỏn vẹn 4 GB, nhưng bạn có thể mở rộng nó thông qua không chỉ một mà đến 2 khe thẻ nhớ SD hoàn chỉnh. Thời lượng pin không quá ấn tượng, kéo dài tối đa 3 giờ khi duyệt web. Chính vì vậy, mức giá 400 USD (525 USD ngày nay) dường như là quá khó nuốt xét việc N800 chẳng thể được dùng như một chiếc điện thoại.
Quản lý cấp cao của Nokia khăng khăng tiếp tục phát triển Symbian, đồng thời tìm cách để nó có thể cùng tồn tại bên cạnh Maemo. Công ty thâu tóm Trolltech vào năm 2008 với giá 153 triệu USD để có được framework phát triển xuyên nền tảng Qt nổi tiếng. Mục đích của họ là sử dụng Qt để “bắc cầu” giữa các nhóm phát triển Symbian và Maemo, để họ có thể tạo nên những công cụ đơn giản hoá việc phát triển ứng dụng hoạt động được trên cả hai hệ điều hành. Nỗ lực này thất bại khi cả hai nhóm rốt cuộc lại phát triển ra những công cụ Qt không hề tương thích với nhau.
Quá trình tái tổ chức bắt đầu vào tháng 1/2008 càng làm vấn đề phức tạp hơn, khi mà nhóm Maemo bị sáp nhập vào nhóm Symbian để tạo thành bộ phận mới mang tên “Thiết bị và Dịch vụ”. Việc này khiến đội ngũ Maemo vốn khá nhỏ và gắn kết ban đầu phình ra đến hơn 1.000 kỹ sư và mất luôn khả năng phát triển độc lập!
Năm 2010, Intel đề nghị hợp nhất hệ điều hành nền Linux mang tên Moblin OS của hãng với Maemo của Nokia nhằm cho phép Intel cạnh tranh với Arm và Qualcomm trên chiến trường di động, trong khi mang lại cho Nokia cơ hội để nâng tầm Maemo thành một hệ điều hành tốt hơn. Cả hai công ty công bố mối quan hệ hợp tác này tại MWC 2010, và thế là hệ điều hành MeeGo ra đời.
Không may cho Nokia và Intel, sự khác biệt về kiến trúc giữa hai hệ điều hành đã khiến quá trình sáp nhập trở nên khó khăn hơn dự kiến, và cả hai công ty nhiều lần trễ hẹn trong bối cảnh cần phải tiến thật nhanh. Chưa kể vì phát triển công nghệ băng thông rộng không dây WiMAX của riêng mình, Intel đã “đốt” một lượng tiền mặt kha khá. Các nhà mạng đang có ý định triển khai 4G tại Mỹ thích LTE hơn là WiMAX, và thế là WiMAX được sử dụng phổ biến hơn tại châu Âu. Liên quan MeeGo, hệ điều hành này tiếp tục bị trì hoãn thêm nhiều lần nữa, và khả năng hỗ trợ LTE cũng chưa có do đang được phát triển.
Đó là thời điểm mà nhà sản xuất BloackBerry, RIM, đang “ăn nên làm ra”, iPhone của Apple đang thu hút được sự chú ý đáng kể tại Mỹ và châu Âu, và đến cuối năm 2010, số lượng smartphone Android xuất xưởng đã vượt quá con số tương ứng từ phía Nokia. Tuy công ty Phần Lan vẫn là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới, nhưng đây là khởi đầu cho chuỗi ngày đen tối của họ. Nokia có một lực lượng fan hùng hậu, sở hữu một bộ sưu tập tài sản trí tuệ đáng giá, nhưng công ty nhận ra rằng chừng đó là chưa đủ.
Đã có vô số những cuộc thảo luận trong nội bộ Nokia xoay quanh việc làm sao để bứt phá khỏi tình hình hiện tại, và tất nhiên một trong những đề xuất là chuyển sang Android. Tuy vậy, các nhà mạng di động lúc bấy giờ không muốn thấy iOS và Android thống trị thị trường di động, và Nokia thì đã đầu tư rất nhiều vào các nền tảng Symbian và MeeGo của mình.
Đối với Nokia, chuyển sang Android sẽ là một động thái với rủi ro tương đối thấp vì nhiều lý do. Đầu tiên, Nokia lúc này vừa kết thúc cuộc chiến pháp lý với Qualcomm và dự định sử dụng chipset MSM của Qualcomm trong những chiếc điện thoại sau này. Điều đó sẽ giải quyết được vấn đề tương thích với Android OS và giúp điện thoại Nokia tiếp cận được một hệ sinh thái ứng dụng tốt hơn nhiều, cùng với một cộng đồng nhà phát triển đông đảo hơn. Đồng thời, sự hợp tác giữa Nokia và Google sẽ giúp cả hai xây dựng được một thành trì vững chắc trên thị trường di động.
Tuy nhiên, đội ngũ lãnh đạo của Nokia đánh giá rằng nếu chọn Android, việc phân biệt những thiết bị của hãng với các sản phẩm Android khác sẽ khó khăn hơn nhiều. Và đối với một công ty từ lâu đã kiểm soát chặt phần mềm chạy trên các điện thoại của họ, nhường quyền kiểm soát này cho Google quả thực là một nước đi khó hiểu. Năm 2010, Vanjoki nói một câu nổi tiếng rằng các nhà sản xuất điện thoại chọn Android giống như những đứa trẻ Phần Lan “tè dầm trong quần” để có chút hơi ấm mùa đông vậy. Chuyển sang Android cũng sẽ kéo Nokia vào cuộc đấu không cân sức với Samsung, công ty đã và đang được xem là ông vua của điện thoại Android.
Cuối cùng, Nokia còn phải cân nhắc một điều: chính sách cấp phép bộ dịch vụ “được ăn cả, ngã về không” của Google - trích lời CFO Nokia vào năm 2013 là Timo Ihamuotila. Ví dụ, nhiều lãnh đạo Nokia tin rằng dịch vụ bản đồ của hãng sẽ không thể cùng tồn tại với Google Maps trên Android. Navteq, một công ty dữ liệu bản đồ mà Nokia thành lập vào năm 2007 (sau này đổi tên thành HERE), được xem là một phần không thể tách rời trong những tham vọng tương lai của Nokia, chưa kể đây còn là một nhà cung cấp dịch vụ bản đồ cho các đối thủ của Google là Yahoo và Microsoft.
Với một số lãnh đạo của Nokia, Microsoft dường như là đối tác hợp lý nhất trên chặng đường trước mắt. Hai công ty từng hợp tác với nhau để mang bộ Office Mobile lên Symbian, một sự kiện được xem là khởi đầu cho một mối quan hệ đối tác lâu dài nhằm phát triển các công cụ làm việc trên di động. Khi sự kiện này được công bố vào năm 2009, Stephen Elop, giám đốc bộ phận kinh doanh của Microsoft, nói rằng mối quan hệ đối tác này xuất phát từ những mục tiêu chung, và Nokia và Microsoft sẽ vẫn là những đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực di động. Kai Oistamo, phó chủ tịch bộ phận Thiết bị của Nokia, nhắc lại tuyên bố của Elop và nhấn mạnh Nokia không có dự định đưa Windows Mobile lên các thiết bị của hãng.
Tuy nhiên, chọn Windows Phone của Microsoft sẽ giúp mối quan hệ vừa nảy nở này ngày càng vững chắc hơn và tạo nên một nền tảng mạnh hơn cho cả hai nhằm đối đầu với iOS của Apple, Android của Google, và BlackBerry của RIM. Đổi lại, cả Nokia lẫn Microsoft phải tìm cách xây dựng được một hệ sinh thái ứng dụng đủ mạnh, một điều mà không hãng nào làm tốt cả.
Anssi Vanjoki
Giữa những bão táp nội bộ nhằm tìm ra chiến lược tương lai, Nokia trải qua một đợt tái cơ cấu khác với mục tiêu đơn giản hoá hơn nữa cấu trúc tập đoàn. Cụ thể, bộ phận Thiết bị và Dịch vụ sẽ tách ra thành các bộ phận Điện thoại di động (đứng đàu bởi Mary McDowell), Giải pháp di động (đứng đầu bởi Anssi Vanjoki), và Thị trường (đứng đầu bởi Niklas Savander). Nhưng vì thiếu một chiến lược chặt chẽ và hợp lý, đợt tái cấu trúc đắt đỏ này đã bị can thiệp thô bạo bởi các cổ đông, những người cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Kallasvuo không còn phù hợp với vị trí CEO nữa.
Không lâu sau, Nokia bổ nhiệm Stephen Elop (ảnh trên) làm chủ tịch kiêm CEO mới. Ở thời điểm đó, giá cổ phiếu công ty đã giảm hơn 50% so với năm 2007, năm Apple tung ra chiếc iPhone đầu tiên. Nokia vẫn nắm một vị trí vững chắc trên thị trường smartphone, chiếm 38% doanh số toàn cầu, nhưng các nhà nghiên cứu thị trường tại Gartner dự báo vào thời điểm đó rằng Symbian sẽ sớm bị lật đổ bởi Android, còn Windows Phone sớm muộn cũng đi đời.
Một lựa chọn khác cho vị trí CEO là Anssi Vanjoki, người đang lên một kế hoạch dự phòng cho Nokia xoay quanh những chiếc smartphone cao cấp chạy MeeGo. Tuy nhiên, Vanjokia là một nhà lãnh đạo tham vọng và thẳng thắn, thường xuyên xung đột với ban quản trị Nokia. Do đó Elop được xem là phù hợp hơn cho vị trí này.
(Còn tiếp)
Tham khảo: TechSpot
(Phần 1) (Phần 2) (Phần 3) (Phần 4)
Dù 2007 là năm đỉnh cao của Nokia khi mà số lượng điện thoại bán ra của công ty đã chiếm đến gần một nửa của tổng số điện thoại bán ra trên toàn cầu, đây cũng là khởi đầu của quá trình đi xuống của mảng di động. Nội bộ công ty lúc bấy giờ đang trải qua một quá trình tái tổ chức lớn khởi xướng bởi Jorma Ollila vào năm 2004 nhằm làm mới đường hướng kinh doanh của Nokia, nhưng lại không mang lại hiệu ứng tích cực.
Ollila tổ chức công ty thành một thứ gọi là một “cấu trúc ma trận”, về cơ bản có nghĩa là chia Nokia thành 4 mảng kinh doanh chính - điện thoại di động, mạng, đa phương tiện, và giải pháp doanh nghiệp - cùng chia sẻ những nguồn tài nguyên của tập đoàn và hỗ trợ nhau trong việc phát triển các dòng sản phẩm. Mô hình này lẽ ra phải làm công ty trở nên vững chắc hơn, nhưng thay vào đó lại khiến nhiều cái tên có tầm ảnh hưởng dứt áo ra đi và làm nổ ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các lãnh đạo của các bộ phận mới thành lập nhằm giành giật tài nguyên về mình. Tuy nhiên, sự hỗn loạn đó chưa thể hiện rõ ở thời điểm này, và Nokia vẫn bán được chiếc điện thoại thứ một tỷ của họ vào năm 2005, sau đó chiếm lấy 50% thị phần toàn cầu vào năm 2007.
Đến cuối năm đó, Alahuhta quyết định rời công ty và trở thành CEO của Kone Corporation. Sari Baldauf nhanh chóng theo chân, bởi bà nghĩ đã đến lúc chuyển hướng sau 22 năm tại vị. Sau đó, nhiều thông tin xuất hiện cho biết J.T. Bergqvist, giám đốc mảng mạng của Nokia, cũng ra đi.
Ollila tìm cách đưa Alla-Pietila, lúc bấy giờ đang là COO, lên vị trí CEO - nhưng vào năm 2005, cả hai đều công bố sẽ rời chức vụ hiện tại, riêng Pietila thì dứt áo ra đi. Nội bộ Nokia rơi vào cảnh hỗn loạn khi các bộ phận kinh doanh không liên kết được với nhau, dẫn đến hàng loạt sản phẩm được phát triển không theo một định hướng nào, đòi hỏi những tiêu chí mâu thuẫn nhau, gây ra tình trạng phân mảnh phần mềm ngày càng trở nên khó xử lý qua từng năm.
Đối mặt với sự tăng vọt về chi phí nghiên cứu và phát triển, Ollila đặt ra định mức chi tiêu ở 10% tổng thu nhập của công ty. Điều này càng làm nghiêm trọng hơn những vấn đề về phần mềm khi mà trọng tâm đổ dồn về mảng phần cứng và nhiều tính năng phần mềm phải bị lược bỏ để đáp ứng được kế hoạch ra mắt sản phẩm ngày một gấp gáp hơn.
Năm 2006, Kallasvuo lên nắm giữ vị trí CEO của Nokia, ngay một trong những thời khắc quan trọng trong lịch sử công ty. Một năm sau đó, ông công bố công ty sẽ thực hiện một cuộc tái cơ cấu nữa nhằm cân đối các mảng kinh doanh với tầm nhìn chiến lược xoay quanh việc tích hợp chặt hơn nữa các sản phẩm điện thoại, phần mềm, và dịch vụ của công ty. Đợt tái cơ cấu này đã dẫn đến việc thành lập bộ phận “Thiết bị và Dịch vụ” do Kai Oistamo, Niklas Savander, và Anssi Vanjoki đứng đầu, trong khi bộ phận mạng vẫn nằm biệt lập và hầu như không thay đổi so với trước.
Mặc cho có cấu trúc mới, hoạt động kinh doanh của Nokia vẫn đi theo lối mòn trước đây, thường xuyên rơi vào tình trạng “nghẽn cổ chai” khiến các sản phẩm được ra mắt thường đi kèm với khá nhiều tính năng chưa hoàn thiện. Nhưng thế giới di động sắp sửa trải qua một bước ngoặt lớn, và Nokia đang tụt dần về sau. Chiếc iPhone đầu tiên được giới thiệu tại Macworld vào năm 2007 đã tạo nên một làn sóng xu hướng mới dù có nhiều hạn chế như không có GPS và kết nối 3G, hay không thể quay phim. Màn hình cảm ứng đa điểm cỡ lớn và thiết kế đơn giản hoá đã khiến những chiếc điện thoại của Nokia trông lỗi thời, cục mịch, và kém thân thiện với người dùng hơn nhiều.
Nokia không phải là hãng duy nhất ngó lơ iPhone khi nó lần đầu ra mắt. Steve Ballmer, CEO Microsoft thời đó, cũng đưa ra nhiều bình luận về giá cả và sức hút của iPhone đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, và ông chẳng hề đúng dù chỉ một câu. Google lúc đó đã phát triển Android được hai năm nhằm đối đầu với Windows Mobile của Microsoft, nhưng không như Nokia và Microsoft, họ nhận thấy mối đe doạ và ngay lập tức thay đổi những ưu tiên để tìm kiếm lối đi mới vào thị trường di động.
Kallasvuo không hề nhận ra vấn đề cho đến năm 2008, khi ông có một cuộc gặp với CEO Apple Steve Jobs. Jobs nói với ông rằng Nokia không phải là đối thủ của Apple, bởi nó không phải là một nền tảng, còn Microsoft thì phải. Đến lúc đó, Kallasvuo mới nhận ra rằng việc Nokia tập trung mạnh vào phần cứng là một sai lầm.
Vào tháng 12, công ty công bố Nokia N97, một nỗ lực mới nhằm mang lại cho người tiêu dùng một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng chạy Symbian OS. Thiết kế của nó gợi nhắc lại series Communicator, bởi N97 khá cồng kềnh, với màn hình lớn 3.5-inch, 640 x 360. Nokia ngoan cố sử dụng màn hình cảm ứng điện trở vốn đòi hỏi bạn phải nhấn mạnh xuống màn hình với ngón tay và bút stylus, kết quả là N97 mang lại một trải nghiệm tương đối tệ hại so với các điện thoại màn hình cảm ứng điện dung.
Nhược điểm của N97 chưa dừng ở đó - phần mềm S60 thế hệ 5 của nó có giao diện không nhất quán, và dù là một hệ điều hành ngốn RAM, Nokia chỉ trang bị cho N97 đúng 128 MB RAM, rõ ràng là không hề đủ. Chưa hết, người dùng chỉ có thể cài ứng dụng vào phân vùng root, vốn chỉ trống 50 MB, trong khi bộ nhớ trong lại lên đến 32 GB nhưng chỉ để chứa các tập tin media. Camera trước và sau hầu như không đổi so với N95, và thời lượng pin dừng ở mức tạm được với viên pin 1.500 mAh có thể thay được.
Theo đánh giá của các reviewer thời điểm đó, thiết bị này còn có khá nhiều điểm đáng chú ý. Màn hình máy xem tốt dưới hầu hết mọi điều kiện ánh sáng, bản lề chắc chắn, và bộ nhớ flash 32 GB là hơn cả đủ cho các tập tin media. Màn hình chính hỗ trợ widget động, và bạn có thể tuỳ biến bố cục của nó theo ý thích. Trình duyệt web hỗ trợ cuộn kinetic, trải nghiệm bản đồ tuyệt vời, và bộ ứng dụng đi kèm có gần như mọi ứng dụng mà bạn có thể cần đến. Nếu không có, bạn có thể tìm chúng trên Ovi Store.
Với giá 700 USD (890 USD ngày nay), Nokia đã bán được hơn 2 triệu chiếc N97 tính đến cuối năm 2009, cũng là lúc họ ra mắt N97 mini, một thiết bị chất lượng cao với kích cỡ nhỏ gọn hơn và cải thiện nhiều vấn đề mà người anh em cồng kềnh hơn gặp phải. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, những chiếc điện thoại Android đầu tiên, điện thoại BlackBerry, và iPhone của Apple đang bắt chạy như tôm tươi, phần nào gây tác động đến sự thống trị của Nokia.
Lúc bấy giờ, ai cũng nhận ra rằng Nokia buộc phải từ bỏ Symbian bởi họ đang tụt hậu trên thị trường smartphone. Thật vậy, vào năm 2002, Anssi Vanjoki đã bắt đầu tìm cách xây dựng một hệ điều hành nền Linux thay thế cho Symbian, tên mã OSSO. Dự án này do Ari Jaaksi dẫn dắt và ban đầu được dành cho một chiếc smartphone màn hình cảm ứng, nhưng toàn bộ nỗ lực đó đã bị chặn đứng ngay trong nội bộ công ty và bị từ chối khi nó chứng minh được rằng mình tốt hơn Symbian.
Năm 2007, OSSO đổi tên thành Maemo, và sự thù ghét dành cho nó trong nội bộ công ty vẫn chưa ngừng lại. Một trong những lý do chính dẫn đến điều đó là một số lãnh đạo miễn cưỡng hỗ trợ cho các dự án khởi xướng bởi Vanjoki, và một lý do khác là chuyển từ Symbian sang Maemo sẽ gây ra khá nhiều phiền phức cho người dùng lẫn các nhà phát triển.
Bộ nhớ trong của N800 chỉ vỏn vẹn 4 GB, nhưng bạn có thể mở rộng nó thông qua không chỉ một mà đến 2 khe thẻ nhớ SD hoàn chỉnh. Thời lượng pin không quá ấn tượng, kéo dài tối đa 3 giờ khi duyệt web. Chính vì vậy, mức giá 400 USD (525 USD ngày nay) dường như là quá khó nuốt xét việc N800 chẳng thể được dùng như một chiếc điện thoại.
Quản lý cấp cao của Nokia khăng khăng tiếp tục phát triển Symbian, đồng thời tìm cách để nó có thể cùng tồn tại bên cạnh Maemo. Công ty thâu tóm Trolltech vào năm 2008 với giá 153 triệu USD để có được framework phát triển xuyên nền tảng Qt nổi tiếng. Mục đích của họ là sử dụng Qt để “bắc cầu” giữa các nhóm phát triển Symbian và Maemo, để họ có thể tạo nên những công cụ đơn giản hoá việc phát triển ứng dụng hoạt động được trên cả hai hệ điều hành. Nỗ lực này thất bại khi cả hai nhóm rốt cuộc lại phát triển ra những công cụ Qt không hề tương thích với nhau.
Quá trình tái tổ chức bắt đầu vào tháng 1/2008 càng làm vấn đề phức tạp hơn, khi mà nhóm Maemo bị sáp nhập vào nhóm Symbian để tạo thành bộ phận mới mang tên “Thiết bị và Dịch vụ”. Việc này khiến đội ngũ Maemo vốn khá nhỏ và gắn kết ban đầu phình ra đến hơn 1.000 kỹ sư và mất luôn khả năng phát triển độc lập!
Năm 2010, Intel đề nghị hợp nhất hệ điều hành nền Linux mang tên Moblin OS của hãng với Maemo của Nokia nhằm cho phép Intel cạnh tranh với Arm và Qualcomm trên chiến trường di động, trong khi mang lại cho Nokia cơ hội để nâng tầm Maemo thành một hệ điều hành tốt hơn. Cả hai công ty công bố mối quan hệ hợp tác này tại MWC 2010, và thế là hệ điều hành MeeGo ra đời.
Không may cho Nokia và Intel, sự khác biệt về kiến trúc giữa hai hệ điều hành đã khiến quá trình sáp nhập trở nên khó khăn hơn dự kiến, và cả hai công ty nhiều lần trễ hẹn trong bối cảnh cần phải tiến thật nhanh. Chưa kể vì phát triển công nghệ băng thông rộng không dây WiMAX của riêng mình, Intel đã “đốt” một lượng tiền mặt kha khá. Các nhà mạng đang có ý định triển khai 4G tại Mỹ thích LTE hơn là WiMAX, và thế là WiMAX được sử dụng phổ biến hơn tại châu Âu. Liên quan MeeGo, hệ điều hành này tiếp tục bị trì hoãn thêm nhiều lần nữa, và khả năng hỗ trợ LTE cũng chưa có do đang được phát triển.
Đó là thời điểm mà nhà sản xuất BloackBerry, RIM, đang “ăn nên làm ra”, iPhone của Apple đang thu hút được sự chú ý đáng kể tại Mỹ và châu Âu, và đến cuối năm 2010, số lượng smartphone Android xuất xưởng đã vượt quá con số tương ứng từ phía Nokia. Tuy công ty Phần Lan vẫn là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới, nhưng đây là khởi đầu cho chuỗi ngày đen tối của họ. Nokia có một lực lượng fan hùng hậu, sở hữu một bộ sưu tập tài sản trí tuệ đáng giá, nhưng công ty nhận ra rằng chừng đó là chưa đủ.
Đã có vô số những cuộc thảo luận trong nội bộ Nokia xoay quanh việc làm sao để bứt phá khỏi tình hình hiện tại, và tất nhiên một trong những đề xuất là chuyển sang Android. Tuy vậy, các nhà mạng di động lúc bấy giờ không muốn thấy iOS và Android thống trị thị trường di động, và Nokia thì đã đầu tư rất nhiều vào các nền tảng Symbian và MeeGo của mình.
Đối với Nokia, chuyển sang Android sẽ là một động thái với rủi ro tương đối thấp vì nhiều lý do. Đầu tiên, Nokia lúc này vừa kết thúc cuộc chiến pháp lý với Qualcomm và dự định sử dụng chipset MSM của Qualcomm trong những chiếc điện thoại sau này. Điều đó sẽ giải quyết được vấn đề tương thích với Android OS và giúp điện thoại Nokia tiếp cận được một hệ sinh thái ứng dụng tốt hơn nhiều, cùng với một cộng đồng nhà phát triển đông đảo hơn. Đồng thời, sự hợp tác giữa Nokia và Google sẽ giúp cả hai xây dựng được một thành trì vững chắc trên thị trường di động.
Tuy nhiên, đội ngũ lãnh đạo của Nokia đánh giá rằng nếu chọn Android, việc phân biệt những thiết bị của hãng với các sản phẩm Android khác sẽ khó khăn hơn nhiều. Và đối với một công ty từ lâu đã kiểm soát chặt phần mềm chạy trên các điện thoại của họ, nhường quyền kiểm soát này cho Google quả thực là một nước đi khó hiểu. Năm 2010, Vanjoki nói một câu nổi tiếng rằng các nhà sản xuất điện thoại chọn Android giống như những đứa trẻ Phần Lan “tè dầm trong quần” để có chút hơi ấm mùa đông vậy. Chuyển sang Android cũng sẽ kéo Nokia vào cuộc đấu không cân sức với Samsung, công ty đã và đang được xem là ông vua của điện thoại Android.
Cuối cùng, Nokia còn phải cân nhắc một điều: chính sách cấp phép bộ dịch vụ “được ăn cả, ngã về không” của Google - trích lời CFO Nokia vào năm 2013 là Timo Ihamuotila. Ví dụ, nhiều lãnh đạo Nokia tin rằng dịch vụ bản đồ của hãng sẽ không thể cùng tồn tại với Google Maps trên Android. Navteq, một công ty dữ liệu bản đồ mà Nokia thành lập vào năm 2007 (sau này đổi tên thành HERE), được xem là một phần không thể tách rời trong những tham vọng tương lai của Nokia, chưa kể đây còn là một nhà cung cấp dịch vụ bản đồ cho các đối thủ của Google là Yahoo và Microsoft.
Với một số lãnh đạo của Nokia, Microsoft dường như là đối tác hợp lý nhất trên chặng đường trước mắt. Hai công ty từng hợp tác với nhau để mang bộ Office Mobile lên Symbian, một sự kiện được xem là khởi đầu cho một mối quan hệ đối tác lâu dài nhằm phát triển các công cụ làm việc trên di động. Khi sự kiện này được công bố vào năm 2009, Stephen Elop, giám đốc bộ phận kinh doanh của Microsoft, nói rằng mối quan hệ đối tác này xuất phát từ những mục tiêu chung, và Nokia và Microsoft sẽ vẫn là những đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực di động. Kai Oistamo, phó chủ tịch bộ phận Thiết bị của Nokia, nhắc lại tuyên bố của Elop và nhấn mạnh Nokia không có dự định đưa Windows Mobile lên các thiết bị của hãng.
Tuy nhiên, chọn Windows Phone của Microsoft sẽ giúp mối quan hệ vừa nảy nở này ngày càng vững chắc hơn và tạo nên một nền tảng mạnh hơn cho cả hai nhằm đối đầu với iOS của Apple, Android của Google, và BlackBerry của RIM. Đổi lại, cả Nokia lẫn Microsoft phải tìm cách xây dựng được một hệ sinh thái ứng dụng đủ mạnh, một điều mà không hãng nào làm tốt cả.
Giữa những bão táp nội bộ nhằm tìm ra chiến lược tương lai, Nokia trải qua một đợt tái cơ cấu khác với mục tiêu đơn giản hoá hơn nữa cấu trúc tập đoàn. Cụ thể, bộ phận Thiết bị và Dịch vụ sẽ tách ra thành các bộ phận Điện thoại di động (đứng đàu bởi Mary McDowell), Giải pháp di động (đứng đầu bởi Anssi Vanjoki), và Thị trường (đứng đầu bởi Niklas Savander). Nhưng vì thiếu một chiến lược chặt chẽ và hợp lý, đợt tái cấu trúc đắt đỏ này đã bị can thiệp thô bạo bởi các cổ đông, những người cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Kallasvuo không còn phù hợp với vị trí CEO nữa.
Một lựa chọn khác cho vị trí CEO là Anssi Vanjoki, người đang lên một kế hoạch dự phòng cho Nokia xoay quanh những chiếc smartphone cao cấp chạy MeeGo. Tuy nhiên, Vanjokia là một nhà lãnh đạo tham vọng và thẳng thắn, thường xuyên xung đột với ban quản trị Nokia. Do đó Elop được xem là phù hợp hơn cho vị trí này.
(Còn tiếp)
Tham khảo: TechSpot