7 thói quen ăn uống bạn nên từ bỏ trong năm mới

Không chỉ là những gì bạn ăn vào cơ thể, cách bạn ăn uống cũng quan trọng đối với sức khỏe của bạn.
Với những ai đang phải vật lộn với chứng rối loạn cơ thể và rối loạn về tiêu hóa thì chắc chắn sẽ cảm thấy nỗi ám ảnh về ăn uống thường trực và khủng khiếp đến mức nào. Với những người đang có thể ăn uống bình thường, thức ăn là sự thưởng thức, là sự duy trì sự sống nhưng đối với những người thói quen ăn uống bị rồi loạn, thức ăn còn đóng vai trò quan trọng hơn thế.
Đối với những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, thức ăn sẽ ảnh hưởng đến cả những sinh hoạt hằng ngày, khi bạn học tập, làm việc và vui chơi của họ. Nói một cách thực tế hơn, thức ăn không chỉ là thứ để bạn duy trì năng lượng cho các hoạt động, nó có thể làm tổn hại đến mối quan hệ của bạn với chính bản thân mình và cả những người khác. Vì vậy có những thói quen ăn uống bạn nên từ bỏ ngay từ bây giờ, cũng như đối với bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, bước đầu tiên trong quá trình phục hồi chính là xác định các dấu hiệu bất thường. Bảy thói quen ăn uống sau đây có thể chỉ ra những vấn đề cơ bản có vai trò quan trọng trong mối quan hệ của bạn với thực phẩm.

1. Tập thể dục để giảm bớt calo bạn nạp vào

7 thói quen ăn uống bạn nên từ bỏ trong năm mới
Tập thể dục cho sức khỏe, không phải để "sửa lỗi" cho việc ăn uống của bạn
Nhà tâm lý học Lindsay Brancato, người đã có nhiều công trình phân tích về tâm lý học ăn uống cho biết rằng việc tập thể dục để "tiêu thụ" calo từ thức ăn bạn đã nạp vào cơ thể đã "gây ra một cuộc chiến giữa tâm trí và cơ thể của bạn", một cách suy nghĩ rất rõ ràng về mối quan hệ thức ăn, việc tập thể dục và cơ thể của chúng ta, nhưng chính nó lại phản ánh một niềm tin về dinh dưỡng vô cùng sai lầm. Nếu bạn luôn nghĩ đến việc đốt cháy calo qua tập luyện hoặc lượng thức ăn để bù đắp cho sự thiếu hụt, bạn cũng sẽ luôn tự chất vấn bản thân về vấn đề này. Brancato nói: "Có phải rằng bạn nghĩ rằng mình không đáng được ăn nếu chưa tập thể dục? Có phải mình đang trừng phạt bản thân vì chất béo trên cơ thể của bạn?"
Brancato cũng cho rằng khi bạn nghĩ tập thể dục như một hình phạt đối với bản thân, nó có thể trở nên phản tác dụng bằng cách kích hoạt các phản ứng căng thẳng trong cơ thể, chưa kể đến việc bạn phải đón nhận những tác động về mặt cảm xúc. Chìa khóa để vượt qua điều này chính là để ý đến cả tâm trí và cơ thể bạn mỗi ngày.

2. Cấm tuyệt đối một số loại thực phẩm trong nhà

7 thói quen ăn uống bạn nên từ bỏ trong năm mới
Một chế độ ăn uống thực sự lành mạnh không khiến chúng ta cảm thấy bị hạn chế.
Một chế độ ăn uống thực sự lành mạnh sẽ không khiến chúng ta cảm thấy bị cấm đoán hay hạn chế đối với bất cứ thực phẩm nào. Có rất nhiều người thường có sở thích đặc biệt với một hoặc một số loại thức ăn nào đó cho nên sẽ không giữ nó trong nhà bởi vì họ nghĩ mình sẽ ngấu nghiến ăn nó mỗi khi ngồi xem tivi. Mặc dù điều này không phải rõ ràng để chỉ ra mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm, nhưng chắc chắn là nó sẽ "ám ảnh" với bất kỳ ai, đặc biệt là khi bạn không thể ngừng nghĩ về loại thức ăn đó. Brooke Glazer, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng của RSP Nutrition, cho biết điều này sẽ gửi thông điệp đến não của bạn rằng ăn uống sẽ đi quá giới hạn bởi bạn không thể tin tưởng vào bất kỳ thực phẩm nào xung quanh.
Brooke Glazer giải thích rằng: "Thông điệp này sẽ gây mất hứng thú và thường thúc đẩy mọi người tìm ra các quy tắc thực phẩm bên ngoài, cụ thể hơn là chế độ ăn kiêng để tuân theo nó, thay vì lắng nghe cơ thể mình đang cần gì, nên ăn gì và ăn bao nhiêu."
Trên thực tế mọi người vẫn nên giữ các loại thực phẩm được cho là bị "hạn chế" trong nhà, nhưng lời khuyên tốt nhất cho bạn là hãy thực hiện điều này một cách từ từ, nghĩa là thay vì tích trữ nhiều loại thực phẩm cùng một lúc, hãy bắt đầu chỉ với một hoặc hai loại thực phẩm mới.
Những gói khẩu phần ăn đơn lẻ cũng sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy an tâm hơn. Nếu điều này có thể "xoa dịu" đi những lo lắng về việc cất giữ thực phẩm trong nhà của bạn, thì bạn có thể mua đồ ăn nhẹ theo từng phần riêng lẻ hoặc làm theo khẩu phần thức ăn sẵn bằng cách sử dụng sử dụng túi hoặc hộp đựng thực phẩm.
"Tất cả thực phẩm đều được phép sử dụng và điều quan trọng là bạn phải tôn trọng cảm giác thèm ăn của mình bởi vì nó có thể không thay đổi theo ý muốn của bạn. Hãy thực hành ăn một phần những đồ ăn có thể "gây sợ hãi" mỗi ngày, bởi vì việc biết được ăn vào ngày mai sẽ ngăn bạn ăn quá nhiều vào hôm nay."

3. Tránh các hoạt động xã hội vì lo lắng về thức ăn

7 thói quen ăn uống bạn nên từ bỏ trong năm mới
Không nên tử bỏ các sự kiện, hoạt động xã hội chỉ vì lo lắng cho việc ăn uống
Thói quen này cũng cùng một "bản chất" với các suy nghĩ của bạn nói trên. Glazer nói rằng việc bạn tránh các hoạt động xã hội, chẳng hạn như bữa tối, tiệc sinh nhật, họp mặt gia đình hoặc thậm chí là đi làm vì sợ thức ăn cho thấy bạn đang có vấn đề. Bạn đang quá quan trọng hóa sự an toàn trong ăn uống hơn là thời gian cho gia đình và bạn bè. Thức ăn là là một phần quan trọng trong các mối quan hệ và cuộc sống xã hội của bạn, vì vậy bạn có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Tuy nhiên Glazer khuyên bạn "hãy phá vỡ các quy tắc ăn uống của mình, hãy để cho cuộc sống thoải mái và tự nhiên hơn bằng cách nói đồng ý với các kế hoạch xã hội, và ăn uống một cách bình thường. Cơ thể của bạn biết phải làm gì với thức ăn bạn đưa vào và bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào cơ thể mình."
Ngoài ra việc lựa chọn nhiều loại thức ăn một cách có ý thức cũng sẽ rất hữu ích, chẳng hạn nếu bạn thèm bánh sinh nhật, hãy ăn nó, nhưng hay ăn thêm trái cây hoặc rau củ vì chính sự kết hợp này sẽ nuôi dưỡng cả thể chất và tinh thần của bạn. "Sẽ rất đáng tiếc nếu bạn luôn nói không với các kế hoạch và những điều ý nghĩa khác trong cuộc sống, ngay khi cả khi nó giúp bạn có một thân hình gọn đẹp hơn."

4. Cảm giác tội lỗi trong khi hoặc sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn thức ăn bạn cho là "có hại"

7 thói quen ăn uống bạn nên từ bỏ trong năm mới
Cảm thấy tội lỗi về món ăn yêu thích của bạn vì bạn nghĩ rằng chúng "xấu" có thể là một vấn đề
Maureen St. Germain, một nhà trị liệu dinh dưỡng chức năng tại Educated Wellness cho biết: "Cảm thấy tội lỗi trong khi ăn hoặc ngay sau đó là một ví dụ điển hình về việc thực phẩm đang kiểm soát bạn, thay vì bạn có quyền kiểm soát lựa chọn thức ăn cho chính mình. Nhiều loại thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng được sản xuất để trở nên ngon miệng hơn, chúng chứa nhiều muối, đường và dầu mỡ đã qua chế biến khiến những món ăn này trở nên ngon và gây nghiện."
Bạn yên tâm rằng những loại thực phẩm khiến bạn cảm giác ngon miệng này cũng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể, chẳng hạn như các món tráng miệng, khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ đóng gói. Nếu luôn tự nhủ rằng bạn không thể ăn chúng có thể dẫn đến những hạn chế trong chu kỳ ăn uống của bạn. "Điều quan trọng nhất là bạn phải thừa nhận rằng nếu tự hành hạ bản thân với những cảm giác tội lỗi này, sự căng thẳng trên cơ thể bạn sẽ ngày càng gia tăng, thay vào đó bạn nên đưa ra quyết định ăn những thực phẩm này một cách có ý thức, hãy thưởng thức chúng và sau đó tiếp tục cuộc sống bình thường, chấp nhận sự xuất hiện của chúng."
Không dễ dàng gì để bạn có thể hình thành một thói quen và suy nghĩ như vậy, nhưng rõ ràng là bạn có thể thực hiện được nó và kết quả cuối cùng là gì, bạn sẽ có thể thưởng thức các món yêu thích của mình một cách trọn vẹn.

5. Cắt bỏ toàn bộ nhóm thực phẩm mà không có cơ sở khoa học nào

7 thói quen ăn uống bạn nên từ bỏ trong năm mới
Bánh mì rất tốt, tại sao phải từ bỏ nó nếu bạn cảm thấy ổn khi ăn?
Thói quen ăn kiêng của mỗi người có thể đến từ nhiều lý do khác nhau, đôi khi đó là các vấn đề sức khỏe đòi hỏi mọi người phải tuân theo một chế độ ăn nghiêm ngặt cụ thể nào đó. Hoặc các giá trị đạo đức mà mỗi người tự đặt ra sẽ hướng dẫn những quyết định ăn uống của một người theo một cách nhất định. Chẳng hạn những người ăn chế độ không có gluten có thể mắc bệnh Celiac hoặc không dung nạp gluten. Còn những người ăn chế độ thuần chay có thể đặt ra các giá trị liên quan đến sức khỏe môi trường và phúc lợi động vật. Một số khác cắt giảm thức ăn đơn giản vì họ không cảm thấy ngon miệng.
Tuy nhiên, cũng có những người cắt bỏ thức ăn mà không có những lý do thực sự. Chẳng hạn một số người loại một số nhóm thức ăn ra khỏi khẩu phần hằng ngày chỉ vì xem được một tạp chí hoặc bài đăng trên Instagram yêu cầu bạn làm điều đó hoặc vì bạn đã gán nhãn "xấu" cho thực phẩm này. St. Germain kể lại "Tôi đã từng thề bỏ bánh mì vì lớn lên tôi nghĩ rằng bánh mì sẽ khiến tôi tăng cân, tôi không hề có ác cảm về thể chất nào với món bánh mì hoặc các đồ ăn từ lúa mì nói chung, vì thế mà sự lựa chọn của tôi hoàn toàn dựa trên sự sợ hãi - chính điều đó chỉ khiến tôi muốn ăn bánh mì nhiều hơn mà thôi".

6. Cảm thấy mất kiểm soát khi ăn một số loại thực phẩm

7 thói quen ăn uống bạn nên từ bỏ trong năm mới
Cảm giác "không thể ăn dù chỉ một miềng" có thể là bạn đang hạn chế bản thân quá mức
Chuyên gia dinh dưỡng Alex Turnbull cho hay: "Những người cảm thấy không thể kiểm soát được bản thân khi ăn một số loại thực phẩm thường đang phải chịu đựng những quy định đạo đức mà xã hội dành cho thực phẩm đó." Thường thì trong thế giới ngày nay, các thực phẩm thường có xu hướng bị con người dán nhãn là tốt hoặc xấu, chính điều này khiến chúng ta cảm thấy tội lỗi và xấu hổ khi ăn.
Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng, mọi thứ thực sự còn trở nên tồi tệ hơn khi bạn không cho phép mình thưởng thức những món ăn đó. Cảm giác bị hạn chế hình thành và tăng dần cho đến khi bạn không thể chịu đựng được nữa, và kết quả là bạn sẽ từ bỏ những thức ăn đó. Đối với những người những có thói quen ăn uống bị rối loạn, điều này có thể trở thành một vòng luẩn quẩn của hành vi ăn uống vô độ.
Chỉ có một giải pháp duy nhất cho thói quen xấu này, cho những người đang bị mắc kẹt trong ăn uống, đó là kết hợp các loại thực phẩm một cách thường xuyên. "Khi bạn cảm thấy mất kiểm soát, điều này có thể cho thấy rằng bạn đang hạn chế bản thân quá mức, thay vào đó, hãy cho phép bản thân thưởng thức tất cả các loại thực phẩm với lượng thích hợp, chắc chắn bạn sẽ giảm hoặc loại bỏ được những cảm giác đáng sợ khi phải từ bỏ hoàn toàn đồ ăn yêu thích của mình."
Ngoài ra, tâm lý chúng của nhiều người là khi quyết định để bản thân có thể ăn những món ăn nào đó lần đầu tiên, bạn có thể sẽ ăn quá nhiều. Nhưng bạn sẽ nhận ra rằng bạn không muốn ăn chúng thường xuyên như trước đây, chính việc có thể ăn bất cứ khi nào bạn muốn nên bạn sẽ không cảm thấy thèm muốn đến mức không cưỡng lại nỗi.

7. Không ngừng thử các chế độ ăn kiêng mới

7 thói quen ăn uống bạn nên từ bỏ trong năm mới
Một chế độ ăn uống bền vững thực sự bao gồm các loại thực phẩm bạn yêu thích, ngay cả những thực phẩm theo truyền thống được coi là "không lành mạnh"
Chuyển đổi qua lại giữa các chế độ ăn kiêng cho thấy một vấn đề là bạn đang có mối quan hệ căng thẳng và bị ám ảnh bởi thực phẩm hoặc chính cơ thể mình.
Nhiều chế độ ăn kiêng đã loại bỏ hoàn toàn các nhóm thực phẩm hoặc giảm thiểu lượng calo đến mức phi thực tế mà bạn không thể duy trì lâu dài, điều này cuối cùng dẫn đến việc ăn những thực phẩm ngoài chế độ ăn của bạn. Hậu quả của nó còn khiến bạn thấy tội lỗi hơn nhiều khi bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu và không có năng lượng để hoàn thành bất cứ việc gì.
Vì vậy, bạn nên từ bỏ khái niệm "ăn kiêng" truyền thống này, thay vào đó, hãy thử áp dụng những thói quen ăn uống lành mạnh bền vững phù hợp với bạn hơn. Một chế độ ăn kiêng khoa học chính là việc thử nghiệm với nhiều loại thực phẩm khác nhau để bạn có thể xác định việc kết hợp những thức ăn nào thường xuyên khiến bạn cảm thấy tốt cho cơ thể hơn.
Turnbull gợi ý: "Nên tiếp cận ăn uống với một tư duy rằng tất cả các loại thực phẩm đều phù hợp với bạn, từ đó tạo ra những thay đổi nhỏ. Hãy cho phép bản thân thưởng thức những món ăn bạn yêu thích, đồng thời cố gắng bao gồm những loại thực phẩm cung cấp năng lượng tối ưu cho bạn."
Nguồn
Cnet
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top