Cùng bị AI tác động, vì sao nghề này lên đời còn nghề kia xuống cấp?

Nhung Phan
Nhung Phan
Phản hồi: 0

Nhung Phan

Intern Writer
Công việc của bạn sẽ trở nên thú vị hơn hay buồn tẻ hơn khi AI tham gia?

Nhiều người nghĩ rằng để an toàn trước làn sóng AI, chỉ cần chọn một nghề “không thể số hóa”, kiểu như làm vườn chẳng hạn. Nhưng ngay cả điều đó cũng không chắc chắn. Chuyên gia kinh tế Martin Wolf từng tự tin rằng làm vườn là nghề an toàn nhất thế giới, rồi hôm sau chính tờ báo ông viết cho lại đăng bài về khu vườn vận hành bằng AI: có hệ thống tưới nhỏ giọt thông minh, máy phát hiện sâu bệnh, robot nhổ cỏ chạy năng lượng mặt trời, và... bù nhìn laser.

Nghe có vẻ hơi quá, nhưng câu chuyện này mở ra một vấn đề lớn hơn: AI không nhất thiết “xóa sổ” một công việc, mà làm nó biến đổi hoàn toàn. Bởi vì hầu hết công việc thực ra là tập hợp của nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. AI có thể “xơi tái” một vài nhiệm vụ trong đó, nhưng hệ quả là cả công việc sẽ đổi hình.

Một công việc sẽ tiến hóa hay thoái lui?​

Câu hỏi thực sự là: khi AI làm thay bạn một phần công việc, phần còn lại sẽ trở nên hấp dẫn hơn hay buồn chán hơn?

Có hai ví dụ kinh điển cho hai hướng đi này. Thứ nhất là bảng tính điện tử, nó thay thế hoàn toàn công việc số học lặp lại của kế toán, nhưng nghề kế toán không biến mất. Ngược lại, kế toán viên có thời gian tập trung vào phân tích rủi ro, xây dựng chiến lược, những việc có giá trị cao hơn.

Còn tai nghe “Jennifer unit” thì khác. Nó giúp nhân viên kho không cần nhớ gì nhiều: chỉ cần nghe lệnh, nhặt hàng, và đi tiếp. Việc đó làm công việc vốn đã đơn điệu lại càng máy móc hơn.
1751614858260.png
Vậy bài học là gì? AI có thể nâng tầm công việc, hoặc đẩy nó xuống cấp. Điều đó không phụ thuộc vào AI, mà phụ thuộc vào phần nào của công việc bị thay thế.

Tại sao kế toán được tăng lương, còn kiểm kho thì không?​

Hai nhà nghiên cứu David Autor và Neil Thompson từ MIT đặt ra câu hỏi: nếu cùng bị tự động hóa một phần, tại sao nghề này tiến hóa còn nghề kia thì thoái lui?

Câu trả lời là: công việc không phải là danh sách các nhiệm vụ ngẫu nhiên, mà là tổ hợp gắn kết. Khi một vài nhiệm vụ mất đi, cái còn lại hoặc sẽ có giá trị cao hơn hoặc trở nên tầm thường. Nhân viên kiểm kho mất đi phần việc đòi hỏi trí óc (tính toán, kiểm đếm), còn lại là việc chân tay. Trong khi đó, kế toán mất đi việc số học lặp lại, nhưng còn lại là phán đoán, chiến lược và chuyên môn sâu.

Do đó, mức lương và giá trị của công việc thay đổi theo hướng rất khác nhau.

Bạn nên lo lắng về phần nào trong công việc của mình?​

Một khuôn khổ đơn giản nhưng cực kỳ thực tế mà Autor và Thompson đề xuất: AI đang tấn công vào phần nào của công việc bạn làm, phần thông minh hay phần lặt vặt?

Nếu AI giúp bạn đỡ việc vặt, bạn có thể thăng hoa. Nếu AI thay thế phần “cao cấp” nhất mà bạn từng tự hào, bạn nên chuẩn bị tinh thần.

Lấy ví dụ nghề sáng tạo: AI có thể hỗ trợ động não nhanh, đưa ra nhiều ý tưởng bất ngờ. Điều đó có thể tuyệt vời nếu bạn vốn đang dành thời gian cho những việc vụn vặt. Nhưng nếu toàn bộ phần “đáng giá” trong công việc của bạn là tạo ý tưởng, và AI làm tốt hơn bạn, thì bạn sẽ thấy chán nản.

Hoặc như người làm vườn, có thể phần đáng ghét nhất trong ngày của họ là ngồi soạn email cho khách hàng. AI có thể không nhổ cỏ giỏi hơn họ, nhưng lại là thư ký hoàn hảo để họ bớt vật lộn với văn bản. Và đó là kiểu AI mà họ thực sự cần. (FT.COM)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL2N1bmctYmktYWktdGFjLWRvbmctdmktc2FvLW5naGUtbmF5LWxlbi1kb2ktY29uLW5naGUta2lhLXh1b25nLWNhcC42NDI4MC8=
Top